Nhận định, soi kèo Preston North End vs Wycombe, 22h00 ngày 8/2: Xóa nhòa đẳng cấp
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Quảng Nam vs Becamex Bình Dương, 17h00 ngày 9/2: Chiến thắng nhọc nhằn -
Khi nào không được thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng? Khi nào không được thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng?Ninh An
(Dân trí) - Nhiều trường hợp cá nhân dù có sổ đỏ trong tay nhưng cũng không được thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng.
Thế chấp quyền sử dụng đất (thường được gọi là sổ đỏ) là một trong những quyền quan trọng của người sử dụng đất. Tuy nhiên không phải ai có sổ đỏ cũng có thể thế chấp để vay vốn từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.
Không đáp ứng điều kiện chung để thế chấp
Khoản 1 Điều 45 Luật Đất đai 2024 quy định người sử dụng đất được thực hiện thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện:
- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp: Thừa kế quyền sử dụng đất, Chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư; trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127.
- Đất không có tranh chấp hoặc có nhưng đã được giải quyết bằng bản án, quyết định của tòa hoặc phán quyết của trọng tài… đã có hiệu lực pháp luật.
- Quyền sử dụng đất không bị kê biên… để bảo đảm thi hành án.
- Trong thời hạn sử dụng đất.
- Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Chưa có sự đồng ý của đồng sở hữu
Trên thực tế, một mảnh đất có nhiều người cùng chung quyền sử dụng đất. Những người này là đồng sở hữu của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoản 2 Điều 27 Luật Đất đai 2024 nêu rõ:
- Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của luật.
- Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì các thành viên cùng nhau thực hiện ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.
Như vậy, một thành viên trong nhóm đồng sở hữu muốn thế chấp sổ đỏ chung thì buộc phải ủy quyền cho người đại diện thực hiện hoặc tách thửa và thực hiện thế chấp phần quyền sử dụng đất của mình.
Những quy định về thế chấp sổ đỏ (Ảnh: IT).
Quyền sử dụng đất thuộc trường hợp không được thế chấp
Những quyền sử dụng đất không được thế chấp gồm quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, quyền sử dụng đất hình thành trong tương lai.
Điều 617 Bộ luật Dân sự quy định về nghĩa vụ của người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra bảo quản di sản, không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản.
Còn khoản Điều 10 Nghị định 21/2021 nêu rõ việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản hình thành trong tương lai không áp dụng đối với quyền sử dụng đất.
Thuộc loại đất không được phép thế chấp
- Đất của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư
Khoản 2 Điều 39 Luật Đất đai năm 2024 quy định cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất theo hình thức giao đất không thu tiền sử dụng đất thì không có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê quyền sử dụng đất, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
- Đất thuê trả tiền hàng năm
Khoản 2 Điều 37 Luật đất đai 2024 có quy định về quyền, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm chỉ được thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất.
- Đất rừng tự nhiên
Khoản 3 Điều 184 Luật Đất đai 2024 quy định người được Nhà nước cho thuê đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không được chuyển nhượng, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất và quyền thuê trong hợp đồng thuê đất trả tiền thuê đất hằng năm.
- Đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Người thế chấp là chưa đủ 18 tuổi; mất năng lực, hạn chế năng lực hành vi dân sự
Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai hiện hành, người chưa đủ 18 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự có quyền thế chấp quyền sử dụng đất nhưng không được tự mình thực hiện hoặc tự ý thực hiện việc thế chấp mà phải thông qua người đại diện.
Người đại diện theo pháp luật gồm cha, mẹ đối với con chưa thành niên, người giám hộ đối với người được giám hộ.
Cá nhân là người dân tộc thiểu số
Khoản 3 Điều 48 Luật Đất đai 2024, cá nhân là người dân tộc thiểu số được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo chính sách hỗ trợ đất đai để đảm bảo ổn định cuộc sống, thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi thì không được thế chấp quyền sử dụng đất, trừ trường hợp thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng chính sách.
"> -
Ông Putin: Nga từng nhận được đề xuất bí mật từ Ukraine Ông Putin: Nga từng nhận được đề xuất bí mật từ UkraineĐức Hoàng
(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng Moscow từng nhận được một đề xuất từ phía Ukraine thông qua bên thứ 3.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Tass).
Trong bài phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS, ông Putin cho biết Nga đã nhận được một đề xuất từ Ukraine thông qua một đại diện từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara nắm được đề xuất của Kiev trong phiên họp tháng 9 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York, Mỹ và sau đó đã chuyển thông tin cho Điện Kremlin.
Ông Putin không nêu rõ cụ thể đề xuất của Ukraine là gì.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đưa ra sáng kiến liên quan đến tình hình Biển Đen: Đảm bảo an toàn trong hoạt động vận tải, thiết lập một số thỏa thuận nhất định. Ankara kêu gọi 2 bên đạt được các thỏa thuận an ninh liên quan đến các cơ sở năng lượng hạt nhân.
Theo ông Putin, ông ban đầu đã đồng ý với đề xuất nhưng sau khi Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky công bố kế hoạch chiến thắng Moscow, Nga cho rằng động thái này đã "vô hiệu hóa khả năng 2 bên đàm phán".
Khi được yêu cầu đánh giá cơ hội giải quyết cuộc chiến với Ukraine theo thang điểm từ 1-10, ông Putin cho biết ông thấy không phù hợp khi đưa ra bất kỳ điểm số nào.
Tuần trước, ông Zelensky đã trình lên quốc hội lộ trình để giành chiến thắng trong cuộc xung đột với Nga, bao gồm 5 điểm công khai và 3 phụ lục bí mật.
Trong kế hoạch ông Zelensky trình bày, ông kêu gọi các nước phương Tây nên mời Ukraine gia nhập NATO ngay lập tức để chứng minh ý định rõ ràng là đưa Ukraine vào hệ thống an ninh phương Tây. Theo ông Zelensky, đây cũng là dấu hiệu cho thấy lòng dũng cảm và quyết tâm của phương Tây.
Ngoài ra, ông cũng kêu gọi phương Tây viện trợ thêm vũ khí tầm xa cho Ukraine và cho phép dùng chúng tấn công mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Ông Zelensky cũng đề nghị các nước phương Tây triển khai lực lượng quân sự phi hạt nhân ở Ukraine sau chiến sự để ngăn chặn Nga tiếp tục tấn công.
Ngay sau đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov đã bác bỏ kế hoạch của ông Zelensky, cho rằng nó chỉ khiến xung đột kéo dài hơn. Ông kêu gọi Ukraine "tỉnh táo lại và suy ngẫm về những nguyên nhân dẫn đến cuộc xung đột".
Nga cũng kêu gọi Kiev cần phải công nhận "thực tế lãnh thổ" mới, điều mà Ukraine nhiều lần bác bỏ. Sự lệch pha trong quan điểm giữa Nga và Ukraine khiến cho 2 bên chưa thể nối lại đàm phán, hoạt động vốn đã bị gián đoạn từ hơn 2 năm trước.
Trong một diễn biến khác, ông Putin bác bỏ thông tin trên giới truyền thông rằng ông vẫn còn duy trì liên lạc với cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump sau khi ông Trump hết nhiệm kỳ vào năm 2021.
"Vấn đề này đã được quan tâm nhiều năm nay. Có một thời điểm, ông Trump và Nga bị cáo buộc có liên quan tới nhau. Tuy nhiên, sau một cuộc điều tra được tiến hành tại Mỹ, mọi người, bao gồm cả Quốc hội Mỹ, đều kết luận rằng đó là điều hoàn toàn vô lý và không có chuyện gì như vậy từng xảy ra. Lúc đó, chúng tôi không có liên lạc nào cả, và bây giờ cũng không có", ông nhấn mạnh.
Theo UP"> -
Nghị sĩ Ukraine đề cử Tổng thống đắc cử Trump cho giải Nobel Hòa bình Nghị sĩ Ukraine đề cử Tổng thống đắc cử Trump cho giải Nobel Hòa bìnhĐức Hoàng
(Dân trí) - Nghị sĩ từ đảng cầm quyền Ukraine thông báo đề cử Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cho giải Nobel Hòa bình năm 2025.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters).
Oleksandr Merezhko, một nghị sĩ cấp cao thuộc đảng của Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã đề cử ông Trump cho Giải Nobel Hòa bình năm 2025, theo bức thư của ông gửi Ủy ban Nobel Na Uy.
Động thái của ông Merezhko trái ngược một số luồng ý kiến ở Ukraine, những người đã đặt ra câu hỏi về việc liệu Mỹ có viện trợ thêm cho Kiev dưới thời ông Trump hay không.
Ông Trump, người từng chỉ trích các khoản hỗ trợ của Washington cho Ukraine, nhiều lần tuyên bố sẽ khiến cuộc chiến khép lại trong 24 giờ, điều khiến cả Nga và Ukraine hoài nghi về tính khả thi.
Ông Trump cũng tuyên bố làm trung gian cho thỏa thuận hòa bình, làm dấy lên suy luận rằng ông có thể gây sức ép buộc Ukraine phải nhượng bộ lãnh thổ cho Moscow, hoặc đồng ý với các điều khoản của Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Tuy nhiên, một số chính trị gia Ukraine cũng đề cập tới kịch bản là ông Trump có thể có những động thái hỗ trợ Ukraine mạnh mẽ và quyết đoán hơn Tổng thống đương nhiệm Joe Biden và điều này có thể gây áp lực lên Nga trong các cuộc đàm phán tiềm tàng để nhanh chóng chấm dứt chiến sự.
"Tôi tin rằng ông Trump đã có những đóng góp đáng kể cho hòa bình thế giới và ông ấy có thể làm được nhiều hơn nữa trong tương lai", ông Merezhko, một nghị sĩ thuộc đảng Đầy tớ của nhân dân và là chủ tịch ủy ban đối ngoại của quốc hội Ukraine, viết trong thư đề cử.
Nhà lập pháp này đã đề cập đến việc ông Trump làm trung gian cho các thỏa thuận giữa Israel và các quốc gia Hồi giáo, bao gồm Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Bahrain và Sudan, trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông.
"Ông Trump cũng đã đặt nền móng cho liên minh quốc tế ủng hộ Ukraine ngày nay bằng cách thể hiện vai trò lãnh đạo toàn cầu với việc cung cấp vũ khí để chống lại cuộc chiến của Nga", ông Merezhko ám chỉ đến quyết định cung cấp tên lửa chống tăng Javelin của ông Trump cho Ukraine trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông.
Khi được tờ Kyiv Independent hỏi về lý do đề cử ông Trump, nhà lập pháp này cho biết ông muốn sử dụng nó "như một cơ hội để thu hút sự chú ý của ông Trump để ông có thể giúp Ukraine tiếp tục tồn tại".
Ông Merezhko bày tỏ hy vọng rằng "trong nỗ lực ngăn chặn cuộc chiến, ông Trump sẽ tìm kiếm một giải pháp dựa trên luật pháp quốc tế, bao gồm các nguyên tắc như toàn vẹn lãnh thổ, tôn trọng chủ quyền của Ukraine và không sử dụng vũ lực".
Ông Merezhko cho biết trong thư đề cử rằng ông Trump có thể giúp Ukraine đạt được "hòa bình công bằng, toàn diện và bền vững dựa trên Hiến chương Liên hợp quốc và các nguyên tắc của luật pháp quốc tế".
Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã hứa sẽ chấm dứt cuộc chiến Nga - Ukraine nếu đắc cử, và vào tháng 9, ông đã nói rằng ông sẽ đàm phán một thỏa thuận "có lợi cho cả hai bên".
Việc ông Trump thắng bầu cử làm dấy lên sự bất an ở Ukraine về tương lai viện trợ của phương Tây khi lực lượng Nga đạt được đà tiến nhanh kỷ lục trên tiền tuyến trong thời gian qua.
Theo Kyiv Independent">